Những lưu ý khi huyết áp 90/60 ở phụ nữ mang thai

12183

Huyết áp 90/60 trở xuống được xem là giá trị của huyết áp thấp. Huyết áp 90/60 là hiện tượng thường gặp ở bà bầu, nhất là trong 6 tháng đầu thai kỳ. Và ảnh hưởng của nó là không nhỏ, không những làm cơ thể họ mệt mỏi, chán ăn, mất nước… mà còn ảnh hưởng tới quá trình cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi, khiến thai nhi có thể bị chậm phát triển. 

Nguyên nhân huyết áp thấp ở bà bầu

Theo quy định thì mức huyết áp chuẩn ở người bình thường sẽ dao động từ khoảng 110/70 – 120/80 mmHg. Còn những trường hợp huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg hoặc giảm 20-25 mmHg so với mức huyết áp bình thường (bằng hoặc ít hơn 100/60) thì đều là tình trạng huyết áp thấp.

Có nhiều nguyên nhân huyết áp thấp khi mang thai:

  • Thường 3 tháng giữa thai kì, vì hormon thai nghén progesteron sẽ làm giãn thành mạch máu và đó là lý do tại sao huyết áp xảy ra.
  • Ở một số trường hợp thai nghén không ăn uống được dẫn tới thiếu nước nên huyết áp càng thấp.
  • Huyết áp thấp ở bà bầu có thể dẫn đến ngất nếu đứng quá lâu hay ngồi dậy quá nhanh.
  • Tuyến giáp ở các mẹ bầu bị suy giảm, làm thiếu hụt lượng hormone giáp, gây ra tình trạng mẹ bầu bị tụt huyết áp.
  • Đường trong máu giảm dưới mức 2,5mmol/l, làm các chị em thấy mệt mỏi, uể oải, run rẩy và vã mồ hôi.
  • Thiếu máu gây tụt huyết áp ở bà bầu, do lượng hemoglobin thấp dưới mức 9g/dl máu, làm cho lượng oxy vận chuyển tới não và tim bị suy giảm.
  • Tim đập chậm dưới 60 nhịp/phút khiến việc cung cấp máu, oxy không khó lưu thông.
  • Bên cạnh đó, bị stress nặng hay yếu tố di truyền, cũng là nguyên nhân bị huyết áp thấp khi mang thai.

Thai phụ bị tụt huyết áp thì nên làm gì ?

 

Dấu hiệu nhận biết huyết áp thấp ở phụ nữ mang thai

  • Huyết áp 90/60 ở phụ nữ mang thai dẫn đến hoa mắt, chóng mặt và đau đầu khi đứng ở một tư thế quá lâu hay dừng nghỉ đột ngột.
  • Cơ thể mệt mỏi và luôn muốn nằm nghỉ ngơi.
  • Buồn nôn, vã mồ hôi, lạnh người.
  • Dễ cáu gắt, khó chịu với người xung quanh.
  • Mẹ bầu bị huyết áp thấp da dẻ thường nhợt nhạt, xanh xao.

Chữa huyết áp 90/60 ở bà bầu như thế nào?

Phụ nữ mang thai bị huyết áp thấp có thể khắc phục chứng bệnh này bằng chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý.

Huyết áp 90/60 là cao hay thấp ?

Khi đo huyết áp tại nhà nếu chỉ số tâm thu có giá trị cao hơn 140 mmHg và chỉ số tâm trương lớn hơn 90 mmHg, nghĩa là bạn đã bị Cao Huyết Áp

Trường hợp khác Huyết Áp Thấp là khi giá trị tâm thu dưới 90 mmHg và tâm trương giảm 25 mmHg so với bình thường.

Huyết Áp Bình Thường có chỉ số: Tâm Thu dao động 100 mmHg đến 120 mmHg và Tâm Trương từ 60 mmHg đến 80 mmHg

Kết luận cho câu hỏi Huyết Áp 90/60 trị số của Huyết Áp Thấp !

Huyết áp bà bầu trên 120/80 thì làm sao ?

Khi mang thai các bà bầu thường có những biểu hiện của huyết áp thấp và cao bất ngờ, có thể nói đây là hiện tượng khó kiểm soát nhưng nếu gặp bác sỹ tư vấn thường xuyên và chú ý đến quá trình ăn uống sao cho hợp lý thì sẽ không sao.

Các thai phụ bà bầu có huyết áp khi kiểm tra là 130/80 được xem là cao nên hãy chú ý đến quá trình ăn uống, thương trong giai đoạn đầu thai kỳ thai phụ phải nghỉ ngơi nhưng không có nghĩa là ăn uống không chú ý và nằm liền sau khi ăn, ít nhất là khoan nằm chờ khoảng 15-20 phút hãy nghỉ.

Ăn uống chú ý nhiều rau xanh củ các loại mà bà bầu được ăn để tránh bệnh nghiêm trọng về đường huyết, với các mẹ bầu khỏe và con khỏe có thể đi lại chút ít.

Huyết áp bà bầu bao nhiêu thì là thấp và bình thường ?

Lúc mang thai huyết áp bình thường ở thai phụ được biết từ tháng đầu đến tháng thứ 5 và 6 thì trong tầm soát tốt sẽ là từ 100-110/60-75. Trường hợp thấp hơn nên hãy tư vấn vùng bác sỹ hoặc xem lại chế độ dinh dưỡng, các kiểm tra sức khỏe.

Phòng ngừa huyết áp thấp thì làm gì ?

Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt cho bà bầu bị huyết áp thấp

  • Uống nước: Tăng cường uống thật nhiều nước để làm tăng thể tích máu, giúp khắc phục được hiện tượng huyết áp thấp khi mang thai.
  • Ăn mặn: Ngược lại đối với phụ nữ khi mang thai bị huyết áp cao nên ăn nhạt thì đối người bị huyết áp thấp, nên tăng độ mặn vào những món ăn hàng ngày để bổ sung muối vào cơ thể. Hoặc bạn cũng có thể uống nước khoáng thay cho uống nước lọc, bởi trong nước khoáng có chứa lượng muối natri lớn, giúp cải thiện huyết áp.
  • Ngủ trưa: ở những bà bầu giấc ngủ trưa giúp đảm bảo lượng máu được cung cấp đủ lên não bộ. Ngủ đủ giấc 8 tiếng/ngày để đảm bảo sức khỏe, bởi mất ngủ cũng là nguyên nhân phụ nữ mang thai bị tụt huyết áp.
  • Chia nhỏ bữa ăn: phụ nữ mang thai bị huyết áp thấp nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày và nên bổ sung thêm các chất như: Protein, vitamin C, các loại vitamin B, chất sắt (Gan động vật, mộc nhĩ, nấm hương, rau rền, quả lựu…)…
  • Không nên đứng dậy đột ngột: bởi vì việc này sẽ khiến bạn bị hoa mắt, chóng mặt, đôi khi còn có thể gây ngất xỉu. Vì thế, trước khi đứng dậy bạn nên vươn vai để giúp các cơ được co giãn, máu được lưu thông, như vậy bà bầu mới dễ thích nghi với tư thế mới được.
  • Lưu ý về tư thế nằm: nên nằm nghiêng về một bên thay vì nằm ngửa. Nằm nghiêng sẽ khiến dây thần kinh hông và vùng lưng dưới không bị đau.

 

 

Xem thêm thông tin cao huyết áp có uống cà phê được không

Các cách kiểm soát huyết áp hiệu quả dành cho bà bầu

Giảm cân: phương pháp này dành cho người bình thường lớn tuổi cân nặng cao có nguy cơ bị huyết áp mỡ máu, còn với thai phụ thì không áp dụng cách này vì các mẹ bầu cần được ăn uống đầy đủ cho thai nhi.

Tập thể dục thường xuyên: Theo các nghiên cứu huyết áp giảm đi 2-3mmhg cho ai thường đi bộ mỗi sáng, cách này áp dụng cho người đứng tuổi trung niên phụ nữ sau sinh bị mập, còn mẹ bầu thì ít vận động, chỉ đi lại trong 2 tuần cuối thai kỳ cho dễ sinh.

Ăn uống lành mạnh: Nhiều bạn trẻ ăn uống vô tội vạ vì nghĩ mình còn trẻ mà, điều đó là sai bởi khi có tuổi sẽ có nhiều nguy cơ tiềm ẩn nhất là huyết áp, luôn luôn ăn rau củ trái cây và thịt theo tỷ lệ 60:40 là tốt nhất, với bà bầu ăn uống chia nhỏ bữa ăn thành nhiều sẽ rất tốt.

Không được ăn mặn: với các mẹ đang mang thai đây là điều kiên nhất, còn với người trung niên lớn tuổi thì cũng không được, tập tành từ lúc trẻ ăn uống nhạt không được quá mặn.

Cách kiểm soát đường huyết trong thai kỳ

Bệnh đái tháo đường khi mang thai đang ngày càng gia tăng gây nhiều nguy cơ xấu đến sức khoẻ người mẹ và thai nhi. Tuy nhiên nếu kiểm soát tốt đường huyết, ăn đủ chất dinh dưỡng và duy trì được cân nặng phù hợp, những bà mẹ bị đái tháo đường trong thai kỳ đều có thể sinh con khỏe mạnh.

Ai dễ mắc đái tháo đường thai kỳ?

Những người có nguy cơ cao bị đái tháo đường thai kỳ là người bị béo phì, tiền sử gia đình có người bị đái tháo đường, bị rối loạn dung nạp glucose hoặc đái tháo đường thai kỳ trước đó, mắc hội chứng buồng trứng đa nang, tiền sử sinh con to, đa ối, có đường trong nước tiểu.

Ngoài ra, những người bị thai lưu nhiều lần, thai dị tật, con to hoặc ở những người có lối sống ít vận động, béo phì, tăng huyết áp cũng có nguy cơ cao mắc đái tháo đường khi mang thai.

Những nguy cơ có thể xảy ra

Nếu không kiểm soát được đường huyết tốt, bệnh đái tháo đường có thể gây ra các nguy cơ sau: Đối với mẹ có thể gây bệnh lý thận, tiền sản giật, đa ối, bệnh lý tim mạch, sinh khó, nguy cơ phải sinh mổ cao.

Đối với con có thể gây sảy thai, thai chết trong bụng mà không rõ lý do, thai nhi của các bà mẹ được kiểm soát đường huyết kém có trọng lượng to so với tuổi thai hoặc ngược lại thai của một số bà mẹ bị đái tháo đường lâu, đã có biến chứng mạch máu thường bị kém phát triển trong tử cung, thai nhi dễ bị ngạt, vàng da nặng, có nguy cơ cao bị các dị tật bẩm sinh, có thể rất nặng.

Các dị tật có thể gặp ở hệ thần kinh (thai vô sọ, nứt đốt sống, não úng thủy), hệ tiết niệu (teo thận, nang thận, hai niệu đạo), nhưng phổ biến nhất là các dị tật tim mạch (thông liên thất, thông liên nhĩ, đảo chỗ các mạch máu lớn)…

Con của những sản phụ không được kiểm soát đường huyết tốt có nguy cơ cao bị suy hô hấp cấp do phổi chưa phát triển hoàn chỉnh, bệnh thường nặng và có thể gây tử vong nếu không được điều trị tích cực kịp thời.

Ngoài ra trẻ sơ sinh có thể bị hạ đường huyết trong vòng 48 giờ đầu sau đẻ, đường huyết có khi thấp dưới 1,7 mmol/l. Nguyên nhân là do tình trạng tăng insulin máu vẫn còn tồn tại sau đẻ. Hạ đường huyết có thể phối hợp với ngừng thở, hoặc thở nhanh, tím, hoặc co giật. Một số rối loạn khác là hạ canxi máu, tăng bilirubin máu (gây vàng da), ăn kém.

Trước những biến cố có thể xảy ra tới sức khoẻ của cả mẹ và con, tất cả các bệnh nhân đái tháo đường thai kỳ cần được điều trị tích cực nhằm kiểm soát tốt đường huyết trong suốt thời gian mang thai.

Bên cạnh đó, thai nhi cần được theo dõi thường xuyên để có thể phát hiện được sớm các nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai để có biện pháp can thiệp kịp thời và hiệu quả nhất.

 

 

Làm thế nào để kiểm soát đường huyết tốt?

Thai phụ bị đái tháo đường cần thực hiện tốt các biện pháp dưới đây:

Theo dõi đường huyết chặt chẽ: Các bà mẹ cần kiểm tra lượng đường trong máu bằng máy đo đường huyết nhiều lần trong ngày theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị, nên ghi lại chỉ số đường huyết, vận động thể lực, chế độ dinh dưỡng vào một cuốn sổ ghi chép hàng ngày giúp theo dõi quá trình điều trị và có biện pháp điều chỉnh thích hợp.

Về ăn uống: Thai phụ nên ăn nhiều bữa trong ngày để không làm tăng đường máu quá nhiều sau khi ăn và hạ đường máu quá nhanh lúc xa bữa ăn. Ngoài ăn 3 bữa chính cần ăn thêm 1-2 bữa ăn phụ.

Thực phẩm chính cần ăn thịt nạc, cá nạc, đậu hũ, sữa chua, sữa không béo, không đường. Nên ăn thực phẩm ít gây tăng đường như: gạo lức, đậu đỗ, rau xanh, củ quả, trái cây ít ngọt.

Giảm ăn mặn và thực phẩm chế biến sẵn, chứa nhiều muối để phòng ngừa tăng huyết áp như thịt nguội, mì gói, chao, đồ hộp… Giảm ăn các thực phẩm nhiều chất béo gây tăng mỡ máu như: da, lòng đỏ trứng, thức ăn chiên xào, nội tạng (gan, tim, thận). Không uống rượu, bia, nước ngọt, cà phê, chè đặc, nước ép trái cây ngọt.

Về vận động: Tập thể dục không những giúp thai phụ chuẩn bị cho cuộc sinh nở sắp tới được thành công, nhanh chóng, nhẹ nhàng, tăng khả năng chịu đựng mà nó còn giúp họ quản lý được cân nặng của mình.

Tuy nhiên vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc nữ hộ sinh trước khi lựa chọn hình thức tập. Tùy thuộc từng cá nhân mà chọn cho mình hình thức vận động hợp lý. Thông thường với thai phụ có thể đi bộ, đây là hoạt động rất tốt cho phụ nữ mang thai.

Không nên cố gắng đi bộ khi cơ thể đã mệt mỏi và có thể nghỉ ngơi bất cứ lúc nào mình muốn. Hỗ trợ tim mạch tốt nhất cho phụ nữ mang thai. Vận động hợp lý giúp hệ cơ bắp săn chắc, tử cung được co bóp nhanh và dễ dàng hơn, đốt cháy calo, kiểm soát tốt trọng lượng của bản thân, giảm nguy cơ táo bón, giúp cơ thể khỏe mạnh, giảm nguy cơ đái tháo đường và tiền sản giật.

Đi bộ nhẹ nhàng hoặc hơi nhanh cần tuân thủ nguyên tắc vừa sức, tránh thở dốc, chọn đoạn đường bằng phẳng. Thông báo cho bác sĩ theo dõi thai kỳ biết về chế độ tập luyện của mình.

Giảm thiểu xác suất bệnh tiểu đường thai kỳ, viêm tĩnh mạch chân, tăng huyết áp và bệnh trĩ. Củng cố cơ cột sống giúp hỗ trợ duy trì tư thế cần thiết trong thời gian mang thai.

Đối với một số thai phụ biết bơi có thể bơi cũng là một giải pháp tốt nhằm giảm chứng đau lưng, cơ bắp vận động, các mạch máu được nước massage, thúc đẩy máu lưu thông tốt cho mẹ và con, phòng ngừa táo bón, phù chân. Giúp phổi khỏe, hít sâu tốt, điều chỉnh vị trí thai nhi để sinh dễ dàng. Giúp tiêu hao năng lượng thừa, phòng tránh tiền sản giật và đái tháo đường.



Chúc mọi người luôn có thật nhiều sức khỏe, trẻ đẹp và hạnh phúc tràn đầy. Hy vọng những bài viết của mình trên website Phụ Nữ Gia Đình sẽ là những thông tin hữu ích cho mọi người trong cuộc sống hàng ngày. Xin cảm ơn vì đã đọc đến đây nhé❣🌦


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *