Bà bầu bị sốt 38 độ và những điều cần thiết nên làm

9188

Sốt khi mang thai là chuyện không nên để xảy ra và nếu có thì phải làm gì để ngăn chặn hạ sốt tránh tình trạng kéo dài ảnh hưởng đến thai nhi, sau đây News phunugiadinh bật mí những điều cần thiết nên làm khi bà bầu bị sốt 38 độ hoặc hơn thế để không gặp phải rủi ro đáng tiếc cho mẹ và bé.
Khi mang thai, hệ thống miễn dịch của bạn trở nên yếu ớt vì hệ miễn dịch thực hiện thêm công việc để bảo vệ cả bạn và em bé. Do đó, bạn dễ bị nhiễm trùng, có cảm giác ớn lạnh hoặc sốt khi mang thai.

 

 

Bà bầu bị sốt có ảnh hưởng đến thai nhi không

Sốt ở bà bầu – có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng không ??? là câu hỏi hầu hết khi ai đang mang thai có cảm giác nóng sốt đề thắc mắc.
Thực tế, khi mẹ bầu sốt không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ, có thể có ảnh hưởng đến trẻ trong bụng. Thế nhưng, không phải tất cả các trường hợp bà bầu bị sốt đều ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của bé.
Với những trường hợp mẹ bầu sốt cao trên 39.5 độ C rất có nguy cơ lớn ảnh hưởng đến trẻ, theo các chuyên gia, mẹ bầu rơi vào trường hợp sốt cao có thể trẻ trong bụng bị dị tật, có liên quan đến sự gia tăng nguy cơ sứt môi, dị tật tim và dị tật ống thần kinh. Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến cáo những trường hợp thân nhiệt tăng cao trong 3 tháng đầu cũng đều có thể tác động xấu đến bé con. Đó là nguyên nhân các mẹ bầu 3 tháng đầu không nên tắm bồn nước nóng, hoặc tắm hơi, xông hơi…

Nếu bà bầu bị sốt thì phải làm sao 

Đừng hoảng và lo sợ sẽ không tốt cho tinh thần của mẹ bầu, tốt nhất đó là sở hữu sản phẩm nhiệt kế trong nhà để biết chính xác liệu bạn có sốt hay chỉ là cảm giác khi mang thai, sau đó nếu độ lên cao thì nên đến khám bác sỹ để tư vấn

 

 

Bà bầu sốt 38 độ thì làm sao

Có nhiều nguyên nhân khiến bà bầu bị sốt như:
– Cảm sốt thông thường do cảm nắng, nhiễm lạnh…
– Sốt dịch do virus
– Sốt do viêm nhiễm như viêm thận, viêm tiết niệu…
Đối với người trưởng thành, khi nhiệt độ cơ thể cao hơn 37,8 độ C ở miệng, nách hoặc 38,2 độ C ở trực tràng thì được coi là bị sốt. Đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc nhiều căn bệnh khác nhau.
Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, sốt nhẹ có thể chưa gây ảnh hưởng gì đến thai nhi nhưng nếu sốt cao trên 39 độ C có thể làm tổn hại đến tính mạng của em bé trong bụng mẹ.
Sở dĩ nhiệt độ này được coi là nguy hiểm vì thân nhiệt của thai nhi trong bụng mẹ thường cao hơn mẹ khoảng 1 độ C. Ngoài ra, thân nhiệt của bé cũng khó giảm hơn mẹ vì không thể đổ mồ hôi.

Bà bầu bị sốt trong 3 tháng đầu

Khi bạn đang mang thai, thật khó để biết bạn đang bị sốt hay chỉ hơi nóng. Giống như hầu hết các bà mẹ, có thể cảm thấy đỏ ửng hoặc khó chịu hơn, và thậm chí bạn có thể gặp phải tình trạng nóng bừng thỉnh thoảng , nhờ sự thay đổi nội tiết tố và sức nóng tỏa ra từ bé khi bé lớn lên.
Đây là những điều bạn cần biết về sốt khi mang thai – bao gồm cả những gì được coi là sốt ở phụ nữ có thai, bạn có thể dùng thuốc gì và tầm quan trọng của việc kiểm tra với bác sĩ để giảm thiểu bất kỳ rủi ro tiềm ẩn nào gây sốt cho bạn và em bé đang lớn của bạn .

Kết quả các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, nếu bạn bị sốt trong khoảng 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây nguy cơ dị tật ống thần kinh, nứt đốt sống, bệnh tim bẩm sinh, thậm chí có thể gây sảy thai hoặc sinh non tùy vào tuổi thai nhi và tình trạng sốt của mẹ.

Vì vậy, khi các mẹ bị sốt trong giai đoạn đầu thai kỳ thì nên thận trọng, bởi đây là thời điểm thai nhi đang hình thành các cơ quan và rất mẫn cảm với sự thay đổi nhiệt độ của cơ thể mẹ. Các cơn sốt vào giai đoạn sau tam cá nguyệt thứ nhất sẽ ít nguy hiểm hơn với bé.

3 tháng đầu mang thai là thời kỳ vô cùng quan trọng vì bé đang trong giai đoạn hình thành và phát triển các cơ quan. Vì vậy mà cơ thể bé cũng mẫn cảm với các loại thuốc cũng như các chất mẹ đưa vào người. Do đó, khi dùng thuốc, ngay cả những loại thuốc đã được bác sĩ kê đơn, các mẹ cũng nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Thay vào đó, mẹ nên gặp bác sĩ để được thăm khám. Hoặc phòng ngừa bằng cách tiêm phòng tránh nhiễm trùng cảm cúm.

 

 

Bà bầu bị sốt 3 tháng cuối

Mặc dù mẹ bị sốt khi mang thai ba tháng cuối sẽ không quá nguy hiểm đến thai nhi, tuy nhiên nếu phát hiện mình có những triệu chứng của sốt hoặc sốt cao thì thai phụ vẫn cần đến bệnh viện để khám và chẩn đoán nguyên nhân bị sốt đồng thời loại trừ những trường hợp sốt do nhiễm trùng đường tiểu, âm đạo. Đặc biệt nếu mẹ bầu bị sốt trong những ngày cuối cùng của thai kỳ, sốt lúc chuyển dạ hoặc gần sinh thì phải báo ngay với bác sĩ và không được tự ý điều trị bằng những biện pháp đơn giản vì chúng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi khi ra đời.
bà bầu bị sốt nóng lạnh

Bà bầu bị sốt có nên xông không

Các bác sĩ khuyến cáo: Mẹ bầu không nên xông hơi giải cảm khi bị cảm cúm hay sốt vì có thể làm ảnh hưởng thậm chí nguy hiểm đến thai nhi vì lý do sau:
Khi bà bầu ngồi trong chăn kín chị áp suất nồi nước xông rất nóng, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng cao. Điều này dẫn đến nóng nước ối, gây ảnh hưởng tới bào thai. Các tế bào có thể bị phá hủy và ngăn cản
quá trình đưa khí oxy đến với em bé. Nếu nhiệt độ cơ thể mẹ lên đến trên 38 độ C, thai nhi sẽ có nguy cơ khuyết tật ống thần kinh và mất nước về sau trong thai kỳ, đặc biệt là trong 3 tháng đầu.
Một lý do nữa cho việc bà bầu không nên xông hơi khi bị cảm cúm, đó là do áp lực của hơi nóng và sự kín khí khi xông hơi. Dễ có thể bị chóng mặt, ngạt thở, thậm chí hạ huyết áp. Bà bầu nên luôn giữ huyết áp ổn định, vì huyết áp thấp làm giảm số lượng máu dẫn đến cho thai nhi.
Để phòng ngừa các triệu chứng sốt khi mới mang thai thì trước khi quyết định có con, các mẹ nên tiêm phòng cảm cúm để giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh. Ngoài ra, khi mang thai, các mẹ nên thường xuyên ăn gừng, tỏi để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
– Nên giữ ấm cho cơ thể khi thời tiết thay đổi, trời trở lạnh, hạn chế đi mưa khi mang thai. Khi ngủ, mẹ nên để phòng thoáng đãng, không để máy lạnh hoặc quạt quá lạnh.
– Nên đi khám thai định kỳ để theo dõi tình hình sức khoẻ của mẹ cũng như của thai nhi để kịp thời phát hiện các triệu chứng bất thường.

Bà bầu bị sốt nên ăn và uống gì

Khi bà bầu bị sốt không nên ăn trứng ví trứng cung cấp lượng protein lớn, có thể gây rối loạn quá trình chuyển hóa protein.
Đảm bảo uống nước liên tục mỗi ngày để hạn chế nguy cơ mất nước khi bị sốt. Lượng nước cần thiết cho cơ thể mỗi ngày là từ 1,5 – 2 lít.
Ăn uống đủ chất, nhiều dinh dưỡng, nên ăn thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu hóa, hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ.
Ăn cháo loảng, ăn nhiều trái cây, rau quả, ăn sữa chua và tỏi.



Chúc mọi người luôn có thật nhiều sức khỏe, trẻ đẹp và hạnh phúc tràn đầy. Hy vọng những bài viết của mình trên website Phụ Nữ Gia Đình sẽ là những thông tin hữu ích cho mọi người trong cuộc sống hàng ngày. Xin cảm ơn vì đã đọc đến đây nhé❣🌦


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *