Cảnh báo say nắng mùa hè và cách phòng tránh

1113

Những ngày qua chứng kiến nhiệt độ trời cao đáng kể (trên 37oC). Nắng gắt, thời tiết oi bức có thể khiến bạn bị say nắng, đẩy cơ thể vào tình trạng nguy hiểm. Vì vậy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu dấu hiệu nhận biết khi bạn bị say nắng và cách phòng tránh nhé!

Lao động cường độ cao ngoài trời nắng. (Ảnh: Internet)

Triệu chứng của người bị say nắng

Khi bạn hoạt động ngoài trời quá lâu (trên 30 phút) mà không trang bị vật dụng che chắn, bù khoáng và nước phù hợp, bạn hoàn toàn có thể bị say nắng. Say nắng có nhiều mức độ khác nhau nhưng nhìn chung thể hiện qua một số triệu chứng dễ nhận biết sau:

Nhức đầu: bạn sẽ cảm thấy choáng váng và đầu nhức liên tục, cơn đau đầu có thể kéo dài kể cả khi bạn đã vào bóng râm nghỉ ngơi.

Hoa mắt và chóng mặt: đây là triệu chứng rõ rệt nhất khi bạn bị say nắng. Bạn hoàn toàn mất khả năng kiểm soát hoạt động của mình, cảm thấy hoa mắt, chóng mặt và có thể ngất xỉu.

Thở gấp và buồn nôn: đây là dấu hiệu bạn bị say nắng nghiêm trọng và cần được nghỉ ngơi, thậm chí sơ cấp cứu ngay.

Một số dấu hiệu khác của say nắng có thể kể đến như da ửng đỏ và nóng rát, chuột rút cơ, mất ý thức và phương hướng, co giật, hôn mê… Đối tượng bị say nắng không phụ thuộc vào độ tuổi và giới tính. Trong đó, trẻ em và người cao tuổi dễ bị say nắng hơn cả.

Trẻ em là đối tượng dễ bị say nắng. (Ảnh: Internet)

Các biện pháp sơ cứu kịp thời khi bị say nắng

Khi bạn gặp một người bị say nắng, việc đầu tiên bạn cần làm là di chuyển bệnh nhân vào bóng râm có nhiệt độ thoáng mát, tránh hẳn ánh nắng trực tiếp. Sau đó, bạn cần cởi bỏ quần áo không cần thiết của bệnh nhân, đặt họ nằm nghiêng để phơi càng nhiều bề mặt da với không khí càng tốt. Tùy mức độ và dấu hiệu của bệnh nhân, bạn có thể thực hiện các biện pháp sơ cứu chuyên biệt khác như:

– Co giật: bạn cần bảo vệ lưỡi của bệnh nhân bằng cách dùng vật gỗ cho bệnh nhân cắn vào. Bạn có thể nhờ người khác hỗ trợ giữ tay chân bệnh nhân khi co giật.

– Hôn mê: bạn cần kiểm tra các chỉ số sinh tồn của bệnh nhân như huyết áp, thân nhiệt, nhịp thở để có hướng xử lý phù hợp. Đồng thời, bạn hãy liên lạc ngay với cơ quan y tế gần nhất để tiết kiệm thời gian sơ cứu nhé!

Nếu bệnh nhân đủ tỉnh táo để nuốt, bạn hãy truyền cho người đó chất lỏng 01l (32 fl oz) đến 2 L (64 fl oz) như nước suối, nước khoáng trong hơn 1 đến 2 giờ. Hãy chắc chắn rằng người đó có thể ngồi vững, đủ để không bị nghẹn! Hầu hết những người bị say nắng đều có mức độ ý thức thay đổi và không thể uống nước một cách bình thường cũng như an toàn.

Bạn cần bổ sung nước khoáng thường xuyên khi phải hoạt động nhiều ngoài trời nắng. (Ảnh: Internet)

Lưu ý khác khi bạn gặp bệnh nhân bị say nắng là không cho người bệnh uống aspirin hoặc acetaminophen để giảm nhiệt độ cơ thể, vì những loại thuốc này có thể gây ra những vấn đề khác. Bạn có thể làm mát toàn bộ cơ thể bệnh nhân bằng cách phun nước lạnh, bật quạt hoặc chườm đá sau gáy bệnh nhân. Ngược lại, nếu bạn bị say nắng và cảm thấy bất ổn, hãy lập tức vào bóng râm nghỉ ngơi và kêu gọi giúp đỡ ngay nhé!

Nhìn chung, say nắng là nguy cơ hiện hữu trong điều kiện thời tiết oi bức mùa hè. Tuy vậy, chúng ta cũng không nên quá lo lắng mà hãy thực hiện các biện pháp phòng tránh cơ bản để bảo vệ sức khỏe khi hoạt động ngoài trời. Cách đơn giản nhất là hãy nhớ uống nước thường xuyên khi hoạt động ngoài trời nắng nhé!




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *