7 quy tắc nuôi dạy con kỷ luật ai cũng nên biết

1189

Con cái có nhân cách tốt, tính kỷ luật cao là mong ước của tất cả các bậc làm cha làm mẹ. Tuy vậy, bạn liệu đã biết cách dạy con kỷ luật? Cùng tham khảo 7 quy tắc nuôi dạy con kỷ luật ai cũng nên biết ngay sau đây nhé!

Công bằng

Tôn trọng và bình đẳng là 2 bài học thiết yếu mà trẻ cần phải thấm nhuần. Bất cứ đứa trẻ nào cũng cần được đối xử công bằng như nhau, không nên có sự thiên vị giữa bé trai và bé gái. Đây là nền tảng tốt nhất để trẻ không phân biệt giàu nghèo khi lớn lên.

quy tắc dạy con kỷ luật

Bạn có thể giúp trẻ phân biệt giữa công bằng và bình đẳng không?

Biết tôn trọng người khác

Khi trẻ bị kỷ luật, điều quan trọng là phải giải thích cho trẻ hiểu lý do tại sao bố mẹ lại ra hình phạt như vậy. Nếu không thận trọng giáo dục trẻ vào lúc này, con sẽ dễ có xu hướng phản kháng và ghét bố mẹ.

Tự do

Mỗi một đứa trẻ đều có quyền tự do cá nhân của mình. Trong gia đình, cần cho trẻ có cơ hội bày tỏ ý kiến của bản thân. Điều này giúp trẻ cảm giác rằng mình cũng được tin tưởng.

Quy tắc nuôi dạy con kỷ luật

Sự tự do giúp trẻ khám phá nhiều hơn. (Ảnh: Internet)

Có không gian riêng

Nền tảng của kỷ luật là quyền tự do cá nhân, khi trẻ nhận ra rằng mình có không gian riêng để làm những việc mình thích, trẻ sẽ dễ dàng tuân theo các quy định của bố mẹ đưa ra. Điều quan trọng là cho phép trẻ tự do hành động theo ý muốn, nhưng trước tiên cần phải trao đổi với bố mẹ. Đây là chìa khóa khi thiết lập các quy tắc và giới hạn giữa bố mẹ và trẻ.

Tôn trọng quy tắc và tiêu chuẩn

Nếu quy tắc trong gia đình được đặt ra một cách rõ ràng và thống nhất, sẽ không gây ra sự hiểu nhầm hoặc bất đồng. Mỗi một gia đình đều có một quy tắc riêng, bố mẹ cần phải nói cho trẻ hiểu để chúng tuân thủ theo.

Không đặt phần thưởng khiến trẻ ỷ lại

Ví dụ khi muốn trẻ làm một việc gì đó, bố mẹ thường treo giải thưởng cho con biết trước. Tuy nhiên, cách này có thể khiến trẻ ỷ lại, đánh mất ý thức tự giác ở trẻ. Nếu cha mẹ thường xuyên dùng cách này, trẻ sẽ luôn đòi hỏi phần thưởng cao hơn và khi không được đáp ứng, trẻ sẽ cố gắng thể hiện cái tôi để đòi phần thưởng cho bằng được.

Lắng nghe trẻ nói

Lắng nghe là nền tảng của việc giáo dục bằng hình thức kỉ luật, nó gắn kết với các điểm như tôn trọng, bình đẳng, tự do, tuân thủ quy tắc. Khi lắng nghe trẻ nói, đừng bao giờ có những lời nói hay thái độ làm tổn thương trẻ. Bố mẹ lắng nghe trẻ nói chính là tạo điều kiện để con có thể đặt niềm tin.




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *