Luật hôn nhân và gia đình năm 2018 mới nhất 2019

3820

Luật pháp Việt Nam nói chung và Luật Hôn nhân Gia Đình của Việt Nam nói riêng. Nhất là trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. Luật Hôn nhân & Gia đình giữ vai trò chủ chốt trong việc hoàn thiện thể chế về lĩnh vực hôn nhân và gia đình.

Trong bất cứ một thể chế chính trị – xã hội nào, luật pháp cũng giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Đó là công cụ đắc lực mà nhà nước dùng để duy trì và vận hành xã hội hiện nay. Không chỉ vậy, nó còn tạo môi trường thuận lợi để xây dựng đạo đức, nếp sống lành mạnh, văn minh, tiến bộ.

Luật hôn nhân và gia đình năm 2018

Sau đây là những thay đổi trong bộ luật Hôn nhân và Gia đình năm 2018. Mong sẽ mang lại thông tin hữu ích đến bạn đọc.

1. Xử lý hình sự trong luật Hôn nhân và Gia đình 2018 về việc ngoại tình

Đối với những tình trạng xảy ra ở mức độ nghiêm trọng như có hành vi chung sống với người khác như vợ hoặc chồng thì có thể bị xử lý ở mức độ hình sự.
Theo Điều 182 trong Bộ luật hình sự 2015 được bổ xung và sửa đổi năm 2017 có quy định về hành vi ngoại tình vi phạm quy chế một chồng, một vợ trong luật Hôn nhân và Gia đình 2018 như sau:
Người nào đang có vợ, hoặc đang có chồng mà kết hôn với một người khác hoặc sống chung với một người khác như là vợ chồng. Trong trường hợp đã biết đối phương đã có gia đình mà vẫn cố tình chung sống như vợ hoặc như chồng . Thì sẽ bị phạt tù từ 3 đến 12 tháng tù hoặc phạt cảnh cáo không giam giữ trong vòng 1 năm.

• Làm quan hệ hôn nhân của cả hai bên hoặc 1 bên dẫn đến tình trạng ly hôn.
• Cố tình vi phạm khi đã bị xử lý hành chính.
Còn với các trường hợp như:
• Làm hại chồng, vợ hoặc con của một trong 2 bên tự sát.
• Khi tòa án đã quyết định hủy bỏ cuộc hôn nhân thứ 2 hoặc buộc phải chấm dứt sinh hoạt như vợ chồng trái với quy định 1 chồng 1 vợ nhưng vẫn cố ý tái phạm.
Thì sẽ bị phạt từ 6 tháng đến 3 năm tù.

2. Độ tuổi kết hôn

Theo luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có quy định về độ tuổi kết hôn đối với nam giới là từ đủ 20 tuổi trở lên còn với nữ giới là đủ 18 tuổi trở lên. Đối với những trường hợp không thể xác định chính xác ngày tháng năm sinh thì phải thực hiện theo quy định được nêu ra tại khoản 1 điều 2 thông tư 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP.

3. Cho phép mang thai hộ

Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2018 cho phép mang thai hộ
Trong luật Hôn nhân và Gia đình 2018 đã chính thức ban hành quy định cho phép mang thai hộ nhằm mục đích nhân đạo giúp nhiều cặp đôi không có cơ hội làm cha mẹ có thêm hy vọng. Với quy định đầy tính nhân văn này, đã bảo vệ quyền và nghĩa vụ của những người nhờ mang thai hộ.

Về điều kiện của người mang thai hộ cũng như người nhờ mang thai hộ được quy định cụ thể tại Chương V Nghị định 10/2015/NĐ-CP. Điều kiện về chữa bệnh, cơ sở khám bệnh hỗ trợ việc mang thai hộ nhằm mục đích nhân đạo đã được điều chỉnh cụ thể tại Khoản 3 Điều 1 Nghị định 98/2016/NĐ-CP.

Với quyết định chính thức cho phép mang thai hộ đã tạo ra nhiều cơ hội hơn cho những cặp vợ chồng đang mong mỏi có con và cũng là cơ sở pháp lý cần thiết để phòng tránh tệ nạn mang thai hộ biến tướng thành đẻ thuê.

4. Trong luật Hôn nhân và Gia đình 2018, nội trợ cũng là việc có thu nhập

Từ trước đến nay, người chồng hoặc vợ ở nhà làm việc nhà, chăm sóc con cái làm nội trợ thường bị xem nhẹ, coi thường vì nó không được coi là công việc thật sự. Vì vậy, khi cuộc hôn hôn xảy ra xích mích, cơm không lành, canh không ngọt dẫn đến ly hôn thì những người làm hậu phương thường bị thiệt thòi hơn.
Tuy nhiên, trong luật Hôn nhân và Gia đình mới nhất 2018 đã khẳng định khi ly hôn tài sản sẽ được chia theo nguyên tắc chia đôi. Giống như người xưa nói ‘của chồng công vợ’, không có hậu phương vững chắc thì người đi làm không thể tận tâm với công việc và không thể làm ra tài sản.

5. Không cấm kết hôn cùng giới tính

Cùng với sự phát triển văn hóa cũng như nhận thức về vấn đề kết hôn đồng giới, Luật Hôn nhân và Gia đình 2018 đã bãi bỏ quy định về việc cấm kết hôn giữa những người cùng giới trên cơ sở sinh học. Đây là bước thay đổi lớn trong tư duy của những người làm công tác về vấn đề người đồng giới cũng như việc kết hôn cùng giới.
Tuy nhiên, dù không cấm việc kết hôn cùng giới nhưng pháp luật Việt Nam vẫn chưa thừa nhận việc kết hôn đồng giới. Do đó, những người đồng giới khi sống chung vẫn không được sự bảo hộ của pháp luật nên khi xảy ra vấn đề tranh chấp rất khó giải quyết.

Luật hôn nhân và gia đình mới nhất 2019

Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình

1. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.
2. Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
3. Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con.
4. Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
5. Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về hôn nhân và gia đình.

Luật hôn nhân và gia đình 2018 ngoại tình

“c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ”
Theo quy định tại mục 3 Thông tư liên tịch số 01/ 2001/ TTLT – BTP – BCA – TANDTC – VKSNDTC
“Chỉ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng trong các trường hợp sau đây:
a, Hành vi vi phạm chế độ một vợ, một chồng gây hậu quả nghiêm trọng.
Hậu quả nghiêm trọng có thể là làm cho gia đình của một hoặc cả hai bên tan vỡ dẫn đến ly hôn, vợ hoặc chồng, con vì thế mà tự sát, v..v…
b, Người vi phạm chế độ một vợ, một chồng đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm
Điều 182 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội xâm phạm chế độ một vợ, một chồng như sau:
“Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng
1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.”
Tội vi phạm chế độ một vợ một chồng là hành vi của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm



Chúc mọi người luôn có thật nhiều sức khỏe, trẻ đẹp và hạnh phúc tràn đầy. Hy vọng những bài viết của mình trên website Phụ Nữ Gia Đình sẽ là những thông tin hữu ích cho mọi người trong cuộc sống hàng ngày. Xin cảm ơn vì đã đọc đến đây nhé❣🌦


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *