Bà bầu đường huyết cao nên ăn gì thực đơn và chế độ như thế nào

4887

Đường huyết là một căn bệnh rất thường gặp ở phụ nữ mang thai, nhất là sau tuần thai thứ 24 – 28. Khi bị đường huyết, các bà bầu không cần lo sợ vì căn bệnh này hoàn toàn có thể kiểm soát qua việc ăn uống và tập luyện. Trong đó, các bà bầu nên bổ sung những thực phẩm sau đây.

 

 

Bà bầu đường huyết cao nên ăn gì

Khoai lang tốt cho mẹ bầu

Theo các nghiên cứu trên động vật, khoai lang có chỉ số GI thấp và có thể làm giảm một số dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Ngoài ra, khoai lang còn rất lành tính, bổ dưỡng nên các bà bầu có thể yên tâm dùng nó.

Các loại đậu cho bà bầu

Những loại đậu nói chung như đậu xanh, đậu Hà Lan, đậu nành, đậu lăng, … có chỉ số GI thấp, là một nguồn dinh dưỡng tốt có thể duy trì lượng đường trong máu ổn định. Đậu có nhiều chất dinh dưỡng: chất xơ, chất đạm, carbohydrates, … Khi đưa đậu vào thực đơn ăn uống, bà bầu có thể cải thiện và kiểm soát chỉ số đường huyết hiệu quả. Tuy nhiên, nên tránh loại đậu chế biến sẵn vì nó được tẩm, ướp nên sẽ khiến lượng glucose tăng lên.

 

 

Sữa chua cho bà bầu

Sữa chua, đặc biệt là sữa chua không đường là sản phẩm có khả năng làm giảm nguy cơ phát triển bệnh nhờ chỉ số GI < 50. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết, các sản phẩm sữa khác cũng tốt rất cho sức khỏe, chỉ trừ những loại sữa đóng sẵn có vị ngọt.

Các loại trái cây

Trái cây là thực phẩm chứa nhiều nước, chất xơ, có độ ngọt vừa phải và chỉ số GI < 55 (Trừ một số trái như thơm, dưa hấu, …). Theo các nghiên cứu, những loại quả như: nho, táo, việt quất giúp người bệnh giảm nguy cơ chuyển biến thành tiểu đường tuýp 2. Tuy nhiên, trái cây chỉ tốt khi ăn trực tiếp, không nên ép nước hoặc làm sinh tố.

Bà bầu đường huyết cao có nguy hiểm không

Như đã nói ở trên. Đường huyết cao là một căn bệnh thường gặp ở bà bầu trong khoảng tuần thứ 24. Nguyên nhân gây bệnh do cơ thể không sản xuất đủ lượng insulin đáp ứng việc chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, ảnh hưởng đến khả năng sử dụng glucose trong các tế bào. Bị đường huyết cao trong thai kỳ có thể ảnh hưởng xấu đến cả mẹ và con. Tuy nhiên, lượng đường sẽ trở lại bình thường sau khi sinh.

Thông thường, nếu mắc đường huyết cao khi mang thai, người mẹ rất dễ mắc bệnh tiểu đường. Do đó, trước khi có kế hoạch mang thai, người mẹ nên đi kiểm tra và tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương án kiểm soát, tránh gây hại cho sức khỏe của mẹ và bé.

 

 

Khi bà bầu bị đường huyết cao trong thai kỳ, trẻ sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh: đường huyết, béo phì, huyết áp cao, … Thai quá lớn khiến người mẹ dễ sinh non hoặc khó chuyển dạ.

Bệnh không có triệu chứng cụ thể mà chỉ được phát hiện khi đi thử máu. Tuy nhiên, nếu bà bầu thường có những dấu hiệu như: mệt mỏi, khô môi, khát nước, đi tiểu nhiều, … thì có thể bạn đang bị đường huyết cao.

Tuy có thể gây ra những nguy hiểm cho mẹ và bé nhưng đường huyết cao là một căn bệnh thường gặp, trung bình cứ 10 ca mang thai thì có 1 ca mắc bệnh. Những trường hợp dễ tăng nguy cơ mắc bệnh đó là bà bầu đã có tiền sử mắc bệnh tiểu đường, thừa cân, béo phì, mắc bệnh không dung nạp glucose, đang dùng thuốc hen suyễn, chống loạn thận, …

Thực đơn cho bà bầu đường huyết cao

Luôn ăn sáng đầy đủ

Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Một bữa sáng lý tưởng bao gồm đủ chất dinh dưỡng: tinh bột, đạm, béo, vitamin. Với tinh bột, các bà mẹ nên chọn loại còn nguyên cám, chưa qua chế biến hoặc ngũ cốc nguyên hạt. Một số món ăn thích hợp để bổ sung năng lượng buổi sáng cho bà bầu: phở, bún, hủ tiếu, cháo, salad, … Ngoài ra, các bà bầu nên bổ sung một ly sữa không đường để cung cấp đạm và vitamin cho bé.

Bữa chính phong phú

Trong bữa trưa và bữa tối. Tuy không ăn nhiều tinh bột nhưng bà bầu vẫn cần bổ sung một lượng nhất định. Các bà bầu có thể ăn như bình thường, chỉ cần đảm bảo sao cho các chất dinh dưỡng được cân bằng và cảm thấy ngon miệng khi ăn là được.

 

 

Nếu bà bầu không tự tin, có thể tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc đọc thông tin từ sách dành cho mẹ bầu để xây dựng thực đơn ăn uống cho mình.

Bổ sung thêm các bữa phụ

Việc bổ sung các bữa phụ có tác dụng cung cấp năng lượng cho bà bầu hoạt động trong một ngày, đồng thời giúp duy trì lượng đường huyết ổn định, tránh lên quá cao hoặc quá thấp. Bữa phụ nên được chia nhỏ từ bữa chính, một hũ sữa chua, một chén salad, một lát bánh mì, … là đã đủ cho mẹ và bé.

Chế độ ăn cho bà bầu đường huyết cao

Mục đích chính khi xây dựng chế độ ăn cho bà bầu đường huyết cao đó là làm ổn định các chỉ số đường huyết, giúp bảo vệ tim mạch, kiểm soát huyết áp ngăn chặn biến chứng của tiểu đường.

Bà bầu bị đường huyết cao hoàn toàn có thể ăn uống như người bình thường nếu đảm bảo các điều sau

–           Tinh bột: 50-60%

–           Chất béo: 20 – 25%

–           Tăng chất xơ

–           Hạn chế đường

Một nguyên tắc đơn giản để phân bổ các nhóm chất trong thực đơn của bà bầu đó là nguyên tắc “chiếc đĩa”. Chia chiếc đĩa thành 4 phần: ¼ nhóm tinh bột, ¼ nhóm đạm, ¼ rau xanh và ¼ trái cây. Ngoài ra, các mẹ có thể bổ sung thêm sữa chua hoặc sữa không đường để cung cấp canxi.

Các nhóm thực phẩm nên ăn

  • Nhóm đường bột: ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, đậu xanh, kê, đậu đỗ
  • Nhóm đạm: thịt gà bỏ da, cá, thịt nạc, cá tươi
  • Nhóm chất béo: dầu đậu nành, dầu ô liu, dầu cá, mỡ cá, …
  • Nhóm rau xanh: rau bina, cải xoăn, mướp đắng, cà chua, nấm, súp lơ
  • Hoa quả ít ngọt: bưởi, lê, táo, chanh, ổi, bơ, …

Một vài lưu ý:

– Nên chia thành 3 bữa chính và 2 bữa phụ. Mỗi bữa ăn nên cách nhau từ 2 – 3 tiếng để làm giảm sự thay đổi đường huyết.

– Chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày

– Đảm bảo cân đối dinh dưỡng, đặc biệt là protein

– Tăng cường ăn rau xanh và trái cây có lượng đường thấp, nên ăn trực tiếp thay vì làm sinh tố hoặc nước ép

– Chất béo dưới 30%

– Không ăn thức ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn và các loại nước ngọt có ga.

 

 

Đường huyết sau ăn 2h của bà bầu bao nhiêu

Chỉ số đường huyết (glycemic index) hay viết tắt là GI chính là chỉ số phản ánh sự thay đổi lượng đường trong máu mỗi khi cơ thể nạp vào chất đường bột. Đây là một chỉ số quan trọng để đánh giá bệnh tiểu đường.

Với phụ nữ mang thai, tiểu đường thai kỳ chỉ xảy ra tạm thời và sẽ khỏi hẳn sau sinh. Các chỉ số sẽ là bình thường khi:

– Khi đói: <5,1

– Sau ăn 1 tiếng: <10

– Sau ăn 2 tiếng: <78.5

Với những người không bị tiểu đường, khi ăn, cơ thể lập tức sẽ có hai phản ứng quan trọng: phóng thích insulin và giải phóng hormone amylin. Insulin gần như ngay lập tức chuyển glucose ra khỏi máu và tế bào còn amylin giữ cho thức ăn không đi đến ruột non quá nhanh. Kết quả, khi lượng đường trong máu bắt đầu tăng, insulin đã đưa lượng glucose đến tế bào. Mức đường huyết sau khi ăn không tăng đáng kể.

Khi mang bầu, cơ thể người mẹ sản xuất insulin nhiều hơn nhu cầu cơ thể. Do đó, nếu không có biện pháp kiểm soát, bà bầu rất dễ mắc bệnh đường huyết cao thai kỳ.

Nếu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, mẹ và bé có thể gặp các nguy hiểm như: khó sinh, tiền sản giật, tiểu đường thai nhi, dị tật bẩm sinh, suy hô hấp, …

Vì vậy, trong thời gian mang thai bà bầu cần liên tục kiểm tra đường huyết.



Chúc mọi người luôn có thật nhiều sức khỏe, trẻ đẹp và hạnh phúc tràn đầy. Hy vọng những bài viết của mình trên website Phụ Nữ Gia Đình sẽ là những thông tin hữu ích cho mọi người trong cuộc sống hàng ngày. Xin cảm ơn vì đã đọc đến đây nhé❣🌦


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *