Bảng cân nặng thai nhi chuẩn quốc tế cho các mẹ bầu

9888

Với các mẹ bầu từng ngày mang con trong bụng ngày một lớn lên luôn rất quan tâm đến trọng lượng của thai nhi con mình, vì thế topic hôm nay page News Phụ Nữ Gia Đình chia sẻ bảng cân nặng thai nhi chuẩn quốc tế cùng với thông tin chiều dài cho các mẹ bầu được biết đông thời có những kế hoạch ăn uống sao cho phù hợp nhất tốt nhất cho con của mình nhé.

 

 

Bảng cân nặng thai nhi chuẩn quốc tế

Cân nặng thai nhi là một trong những yếu tố bố mẹ quan tâm nhất khi đi khám thai. Quan sát cân nặng thai nhi sẽ giúp bác sĩ xác định em bé có đang phát triển bình thường không. Từ đó có biện pháp điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hoặc thời gian sinh để tránh nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO. Bảng cân nặng và chiều dài của một thai nhi phát triển bình thường là:

Tuổi thai nhi Cân nặng (gam)
Tuần 8 1
Tuần 9 2
Tuần 10 4
Tuần 11 7
Tuần 12 14
Tuần 13 23
Tuần 14 43
Tuần 15 70
Tuần 16 100
Tuần 17 140
Tuần 18 190
Tuần 19 240
Tuần 20 300
Tuần 21 360
Tuần 22 430
Tuần 23 500
Tuần 24 600
Tuần 25 660
Tuần 26 760
Tuần 27 875
Tuần 28 1.000
Tuần 29 1.100
Tuần 30 1.300
Tuần 31 1.500
Tuần 32 1.700
Tuần 33 1.900
Tuần 34 2.100
Tuần 35 2.400
Tuần 36 2.600
Tuần 37 2.900
Tuần 38 3.000
Tuần 39 3.300
Tuần 40 3.500
Tuần 41 3.600
Tuần 42 3.700

 

Khi đi khám thai, nếu kết quả siêu âm chênh lệch với bảng số liệu trên thì các bà mẹ cũng không nên lo lắng vì đây chỉ là bảng số liệu chung. Thực tế, vì mỗi bà mẹ là một cá thể khác nhau nên sẽ có sự chênh lệch. Sự phát triển của thai nhi phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nên chính các bác sĩ mới là người kết luận bé có đang phát triển bình thường hay không.

Thêm vào đó, trong thời gian mang thai, mẹ không nên tăng cân quá nhiều vì “Ăn cho 2 người”. Theo các chuyên gia, mẹ bầu chỉ nên tăng 11-14 kg trải đều trong 9 tháng vì tăng cân nhiều có thể bị huyết áp cao hoặc tiểu đường thai kỳ.

 

 

Chiều dài thai nhi theo tuần

Bên cạnh cân nặng, chiều dài cũng là một chỉ số quan trọng giúp bác sĩ xác nhận em bé có đang phát triển bình thường hay không. Đồng thời đây cũng là mối quan tâm rất lớn của cha mẹ mỗi lần đi khám thai.

Theo từng giai đoạn phát triển, cách đo chiều dài và cân nặng của thai nhi sẽ khác nhau. Cụ thể:

  • Trước 20 tuần tuổi: Vì thai nhi thường cuộn tròn nên chiều dài sẽ được đo từ đầu đến mông.
  • Tuần 20 trở đi: Chiều dài được đo từ đầu đến gót chân. Kích thước và cân nặng tăng dần đều.

Theo Tổ chức y tế thế giới WHO, chiều cao thai nhi theo các tuần thai năm 2018 là:

Tuần tuổi Chiều dài
Tuần thứ 8 1.6 cm
Tuần thứ 9 2.3 cm
Tuần thứ 10 3.1 cm
Tuần thứ 11 4.1 cm
Tuần thứ 12 5.4 cm
Tuần thứ 13 7.4 cm
Tuần thứ 14 8.7 cm
Tuần thứ 15 10.1 cm
Tuần thứ 16 11.6 cm
Tuần thứ 17 13 cm
Tuần thứ 18 14.2 cm
Tuần thứ 19 15.3 cm
Tuần thứ 20 16.4 cm
Tuần thứ 21 25.6 cm
Tuần thứ 22 27.8 cm
Tuần thứ 23 28.9 cm
Tuần thứ 24 30 cm
Tuần thứ 25 34.6 cm
Tuần thứ 26 35.6 cm
Tuần thứ 27 36.6 cm
Tuần thứ 28 37.6 cm
Tuần thứ 29 38.6 cm
Tuần thứ 30 39.9 cm
Tuần thứ 31 41.1 cm
Tuần thứ 32 42.4 cm
Tuần thứ 33 43.7 cm
Tuần thứ 34 45 cm
Tuần thứ 35 46.2 cm
Tuần thứ 36 47.4 cm
Tuần thứ 37 48.6 cm
Tuần thứ 38 49.8 cm
Tuần thứ 39 50.7 cm
Tuần thứ 40 51.2 cm

 

Tuy nhiên, nếu kết quả siêu âm và bảng trên chênh lệch nhau thì mẹ cũng không nên lo lắng vì kết quả này chỉ mang tính chất tương đối, tham khảo.

Thai 35 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn

Ở tuần thứ 35, mẹ đang tiến rất gần đến chặng cuối thai kỳ. Chỉ một thời gian ngắn nữa, mẹ sẽ được gặp em bé nằm trong bụng 9 tháng 10 ngày. Trong thời điểm này, cân nặng của bé rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến sức khỏe của bé khi chào đời. Vậy thai nhi 35 tuần nặng bao nhiêu là đủ?

Ở tuần thứ 35, cân nặng của bé sẽ trong khoảng 2,2-2,7 kg hoặc xê dịch không đáng kể. Những bé có cân nặng nằm trong khoảng này cho thấy bé đang phát triển tốt và sẵn sàng chào đời. Cũng trong thời gian này, bé tiếp tục tăng cân nhanh, trung bình sẽ nặng hơn 30-40g cho đến khi sinh. Tuy nhiên, cân nặng của bé còn phụ thuộc vào các yếu tố như di truyền, dinh dưỡng, sức khỏe của mẹ, … Do đó, con số trên là kết quả chung. Chính bác sĩ mới là người kết luận bé có đang phát triển tốt và đưa ra những lời khuyên cần thiết.

Trong tuần 35-40, kích cỡ của bé được ví như quả bí ngô, phổi hoàn thiện, bé tăng cần mỗi ngày và sẵn sàng chui ra khỏi bụng mẹ. Thời gian này, bé đã cảm nhận rất rõ âm thanh, ánh sáng và có cảm giác đau. Bé cũng ít di chuyển vì tử cung đã trở nên chật chội. Khi em bé xoay mình, để đầu chúi xuống dưới, mặt úp vào bụng mẹ là bé đang nằm ở ngôi thuận. Trong tháng thứ 9, bé có thể chào đời bất cứ lúc nào. Do đó, bố mẹ nên chuẩn bị sẵn sàng đồ đạc và khăn gói nhập viện khi có dấu hiệu của cơn đau đẻ.

Ở tuần thai 35, bé có thể nghe rõ âm thanh xung quanh nên mẹ nên trò chuyện với bé thật nhiều. Mẹ nên giữ nếp sinh hoạt lành mạnh hàng ngày để chuẩn bị sức khỏe thật tốt cho ngày vượt cạn.

Một số lưu ý cho mẹ bầu mang thai tuần 35

– Em bé đã đủ điều kiện ra đời, có thể sớm hay muộn hơn ngày dự sinh nên mẹ luôn phải trong trạng thái sẵn sàng. Mẹ nên đóng gói đồ đạc, hành lý, đọc sách hoặc tải một số app nhận diện cơn đau đẻ để sẵn sàng nhập viện khi đến lúc.

– Ăn uống đầy đủ: Ở tuần 35, mẹ ăn uống đầy đủ như ngày thường với thực đơn đầy đủ dinh dưỡng: thịt, cá, trứng, sữa, rau củ, trái cây, … Đặc biệt, mẹ cần bổ sung thêm các vi chất quan trọng như Ca, Fe, Zn, Mg, acid folic, vitamin A, B, D, E, beta-caroten qua viên uống hoặc thực phẩm. Trong bữa, mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn, ăn bất cứ khi nào thấy đói, không nên ăn quá no vì dễ gây ra đau tức bụng hoặc rối loạn tiêu hóa. Đặc biệt, để giúp não bộ bé phát triển, mẹ luôn cần bổ sung các acid béo.

Một thành viên mới chào đời mang đến rất nhiều niềm vui và hạnh phúc cho cả gia đình. Chúc các bà mẹ đang mang thai tuần 35 có sức khỏe và tâm lý thoải mái nhất để vượt cạn, chào đón em bé của mình.



Chúc mọi người luôn có thật nhiều sức khỏe, trẻ đẹp và hạnh phúc tràn đầy. Hy vọng những bài viết của mình trên website Phụ Nữ Gia Đình sẽ là những thông tin hữu ích cho mọi người trong cuộc sống hàng ngày. Xin cảm ơn vì đã đọc đến đây nhé❣🌦


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *