Bòn bon là loại quả được các nhà dinh dưỡng chỉ ra rằng quả này có chứa nhiều đạm, xơ, carbohydrates, calcium, nhiều vitamin A B1 B2 B3 C E, chất béo, protein, … Nhưng liệu quả bòn bon có tốt cho bà bầu hoặc các bà đẻ sau sinh ăn được không ? Cùng News Phụ Nữ Gia Đình tìm hiểu nhé.
Quả bòn bon có tốt cho bà bầu mang thai
Mang thai là quãng thời gian khẩu vị của các bà bầu có sự thay đổi lớn. Thông thường, bà bầu rất kị những món ăn tanh, nhiều dầu mỡ và đặc biệt thích đồ chua. Trong đó, bòn bon là một trong những loại quả được nhiều bà bầu yêu thích. Vậy, quả bòn bon có thực sự tốt cho bà bầu?
Trước đây, có rất nhiều tin đồn truyền miệng rằng ăn quả bòn bon không tốt cho thai nhi, dễ xảy ra hiện tượng đẻ non hoặc hư thai. Tuy nhiên, đây chỉ là lời đồn vô căn cứ và hoàn toàn không có cơ sở khoa học.
Trên thực tế, bòn bon là loại trái cây chứa rất nhiều chất xơ, vitamin A, B, C, chất khoáng Ca, Fe, P, đường, chất xơ và rất nhiều chất dinh dưỡng khác.
- Chất xơ: Có tác dụng tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa, ngăn ngừa bệnh đường ruột, phòng tránh táo bón trong suốt thai kỳ.
- Carotene và Vitamin C: Các chất chống oxy hóa mạnh, giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa các gốc tự do có hại đến thai nhi.
- Vitamin B: Nhóm B1 và B2 giúp loại bỏ lượng đường trong cơ thể, kích thích tế bào hấp thu năng lượng từ Carbohydrate, ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
- Fe và Ca: Các khoáng chất cực kỳ quan trọng trong thời gian mang thai, giúp trẻ phát triển toàn diện, phòng ngừa nguy cơ thiếu máu và loãng xương.
- Vitamin A, E, C: Cung cấp vitamin, chất khoáng, dưỡng chất giúp phòng ngừa mụn, tàn nhang, duy trì làn da trắng hồng cho mẹ.
Photpho: Bảo vệ men răng, giúp răng chắc khỏe, tránh đau buốt khi ăn thực phẩm lạnh.
Bên cạnh đó, bòn bon có vị chua nhẹ, dễ ăn nên được các nước Đông Nam Á rất ưa chuộng.
Bà bầu ăn bòn bon không những không gây hại mà còn có thể ngăn ngừa một số căn bệnh liên quan đến đường ruột, ngăn chặn nôn nghén, rất có lợi cho sức khỏe của bà bầu và thai nhi.
Bà đẻ có ăn được quả bòn bon không
Chính vì những lợi ích kể trên, ăn quả bòn bon rất có lợi cho bà bầu. Tuy nhiên, 3 tháng đầu thai kỳ chỉ nên ăn vừa phải, không sử dụng quá 0.5 kg/ ngày.
Khi thai nhi đã ổn định, các mẹ có thể tăng lượng ăn. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều mà nên sử dụng cân bằng cùng với các sản phẩm khác, đảm bảo đủ dinh dưỡng trong thời gian mang thai.
Một số lưu ý khi sử dụng quả bòn bon:
- Cắt vỏ trước khi ăn, không ăn hạt vì gây hại cho tim mạch và cơ thể.
- Không ăn quả xanh vì có thể gây ra đau bụng, ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa.
- Ăn có chừng mực, không nên ăn quá nhiều
- Không mua quả trái mùa vì tránh thuốc trừ sâu hoặc quả hư thối.
Quả bòn bon nóng hay mát có nên ăn nhiều
Bòn bon là một trong những loại quả có giá trị dinh dưỡng cao. Theo các nhà dinh dưỡng, 100 g thịt trái bò bon sẽ chứa 0.8 g đạm, 9.5 g carbohydrates, 2.3 g chất xơ, … và rất nhiều chất dinh dưỡng khác.
Ngoài ra, bòn bon có lương đường cao, chất béo, protein, vitamin A, B, C, E, … là những chất cần thiết để ngăn chặn các gốc tự do trong cơ thể.
Về câu hỏi ăn quả bòn bon nóng hay mát. Hiện nay chưa có tài liệu nào khẳng định vấn đề này. Tuy nhiên, do bòn bon có hàm lượng đường cao nên nếu ăn nhiều có thể nổi mụn và gây nóng trong.
Tác dụng trong trái bòn bon rất đa dạng. Trong số đó, chất xơ có công dụng cải thiện tiêu hóa và phòng ngừa ung thư. Bên cạnh đó, bòn bon còn chứa riboflavin, bòn bon còn có công dụng rất tốt trong việc phòng tránh bệnh mỡ máu, giảm đau nửa đầu và phòng bệnh gout.
Quả bòn bon có tác dụng gì cho sức khỏe
Khi nói đến tác dụng của quả bòn bon, chúng ta có thể kể đến:
Hàm lượng chất xơ dồi dào
Theo các nghiên cứu, trong 100g bòn bon có chứa tới 8-11% lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể. Nhờ hàm lượng chất xơ phong phú, quả bòn bon có tác dụng cải thiện hệ thống tiêu hóa, ngăn ngừa ung thư và tiểu đường trong giai đoạn mang bầu.
Quả bòn bon chống oxy hóa
Chất Carotene được tìm thấy trong quả bòn bon là một trong những chất oxy hóa mạnh, có tác dụng bảo vệ tế bào, ngăn ngừa viêm nhiễm, phòng ngừa một số căn bệnh nguy hiểm. Đây là một chất rất cần cho phụ nữ mang thai.
Kiểm soát cân nặng
Việc tăng cân nặng không kiểm soát ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sức khỏe của mẹ và bé. Do đó, ăn quả bòn bon trong thai kỳ sẽ giúp đốt cháy chất béo nhờ các vitamin tổng hợp Carnitine giúp cơ thể đốt cháy tế bào.
Làm đẹp
Khi mang thai, các mẹ bầu sẽ gặp các vấn đề như thâm, nám, tàn nhang, … Trong khi đó, bòn bon là loại quả chứa rất nhiều vitamin C và vitamin nhóm B. Nhờ đó, ăn bòn bon sẽ giúp da dẻ trở nên hồng hào, trắng trẻo như hồi còn son trẻ.
Thiếu máu nên ăn bòn bon
Có thể bạn không biết, trong trái bòn bon có chứa hàm lượng sắt và canxi rất cao. Trong khi đó, mang bầu là thời gian người mẹ dễ mắc bệnh thiếu máu do sự thiếu hụt sắt. Nếu ăn bòn bon khi mang thai, bà bầu sẽ giảm được nguy cơ thiếu máu.
Bảo vệ răng
Nhờ lượng Photpho có trong bòn bon, các bà bầu sẽ được bảo vệ men răng, giảm thiểu tình trạng sưng, viêm, chảy máu chân răng. Bà bầu sẽ có thể yên tâm ăn uống trong suốt thai kỳ.
Ngoài ra, quả bòn bon có thể dùng để làm thuốc, xua muỗi từ những phần bỏ đi như hạt hoặc vỏ.
Cách chọn quả bòn bon ngon
Là một loại quả được rất nhiều người ưa chuộng. Nếu không có kinh nghiệm, chúng ta rất dễ mua phải những quả xanh, thối hoặc bị phun thuốc trừ sâu. Do đó, khi chọn bòn bon chúng ta cần chú ý:
Chọn những quả bòn bon có đốm chấm li ti dưới đít quả, cuống tươi, khi bóc ăn thử có vị chua ngọt thanh mát, thịt quả trong, hạt đen và nhỏ, nước ngọt và không còn mủ.
Ngược lại, nếu là bòn bon phun thuốc, quả sẽ có vỏ ngoài vàng rất nhẵn nhụi, không có đốm li ti, cuống thâm đen, khi ăn thấy chua, thịt quả đục, hạt màu hồng mà bị dây mủ vào tay.
Khi mua, bạn nên chọn trái vừa, không lớn không nhỏ, kích thước bằng ngón tay cái, vỏ màu vàng đất nhạt, cuống to tròn. Khi lột vỏ sẽ thấy năm múi thịt dính chặt với nhau, nước thơm. Bạn không nên chọn những trái to vì hạt to, chua, tránh chọn những trái có vết nám đen.
So với cây trồng, bòn bon dại thường nhỏ và chua hơn. Mùa bòn bon ở Việt Nam thường rơi vào tháng 6-8 hoặc 9-10 tùy địa phương. Thời gian hái chỉ trong vòng 1 tháng.
Để giữ bòn bon được lâu, bạn nên cho vào ngăn dưới tủ lạnh, bảo quản trong nhiệt độ 12-13 độ C. Bòn bon ngon nhất trong 7 ngày, kể từ ngày hái. Sau đó sẽ lạt đi.
Quả bòn bon trồng ở đâu nhiều nhất
Bòn bon là loại quả có nguồn gốc ở vùng phía Tây Malaysia, có tên khoa học là Lansium domesticum, thuộc họ Xoan, được trồng phổ biến trên khắp các vùng Đông Nam Á.
Ở Việt Nam, bòn bon được trồng từ tỉnh Quảng Nam cho đến Đồng bằng sông Cửu Long.
Ở Quảng Nam, hai khu vực trồng nhiều bòn bon nhất đó là Tiên Phước và Đại Lộc.
Nếu đất ở Tiên Phước cho ra những quả bòn bon xanh mướt, ngọt lịm thì ở Đại Lộc bòn bon mọc dại và chua hơn.
Thông thường, bòn bon thường trổ hoa vào tháng tư âm lịch hàng năm, tỏa hương rất thơm. Khoảng tháng bảy bòn bon kết trái, tháng 9, 10 thu hoạch. Mùa bòn bon chín chỉ kéo dài chừng một tháng.
Theo các câu chuyện truyền miệng, vua Gia Long khi chạy lên vùng Tây Quảng Nam không có lương thực, vô tình ăn được trái dại bên đường, nhờ đó mới sống được. Loại trái dại đó chính là bòn bon, sau đó đã được vua gọi là trái Nam trân, có nghĩa là trái quý ở phương Nam.