Tác dụng của đèn hông ngoại trong làm đẹp và chữa bệnh

11152

Đèn hồng ngoại là thiết bị đang rất phổ biến trong các bệnh viện phòng khám với mục đích chữa bệnh và tác dụng làm đẹp, tia hồng ngoại do đèn phát ra có khả năng giúp giảm đau, chống co cứng cơ, giãn mạch, tan máu bầm, tăng chuyển hóa dinh dưỡng, lành vết thương và làm đẹp cho da.

 

tia hồng ngoại trị bệnh

 

Tác dụng của đèn hồng ngoại trong làm đẹp

Ngoài tác dụng trị liệu chữa bệnh, ít ai biết rằng, đèn hồng ngoại còn có tác dụng làm đẹp vô cùng hiệu quả. Chính vì vậy hiện nay, đèn hồng ngoại được sử dụng rất nhiều trong các viện thẩm mỹ, spa, hoặc được sử dụng ngay tại nhà.

Đèn hồng ngoại giảm mỡ bụng béo

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các tia sáng hồng ngoại có thể tác động lên toàn bộ cơ thể con người, được sử dụng trong y tế điều trị xương khớp, phục hồi chấn thương, … Bên cạnh đó, đèn hồng ngoại còn dùng để làm đẹp, cụ thể là đánh tan các vùng mỡ. Làm đẹp bằng đèn hồng ngoại là phương pháp chăm sóc sắc đẹp vô cùng quen thuộc trên thế giới.

 

 

Theo đó, các tia hồng ngoại sẽ đi sâu vào trong da, làm nóng tế bào, tăng tuần hoàn máu, giúp tiêu hao năng lượng và đốt cháy mỡ thừa. Khi chiếu vào cơ thể, đèn hồng ngoại có thể kích thích làm ấm bề mặt da, giúp phần kem giảm béo thẩm thấu nhanh, giúp dễ dàng làm tan cấu trúc mỡ và đào thải chất béo qua tuyến mồ hôi, bạch huyết và tiểu tiện,

Đèn hồng ngoại làm trắng da

Nhờ các hoạt chất enzyme như vitamin B1, C, E, tinh chất tảo biển, … Các tia hồng ngoại có tác dụng đẩy nhanh sự hình thành tế bào collagen, kích thích sự hấp thu và trao đổi chất, giúp các tế bào bị tổn thương nhanh chóng phục hồi, tái tạo làn da mới và làm tăng độ sáng mịn.

Khi sử dụng đèn hồng ngoại ở nhiệt độ và ánh sáng thích hợp, các tế bào da sẽ được năng lượng của đèn kích hoạt để hấp thu toàn diện, nhờ đó cải thiện làn da, đánh tan mỡ và giảm béo nhanh chóng.

 

 

Đèn hồng ngoại làm săn chắc cơ bắp

Bên cạnh đánh tan mỡ, đèn hồng ngoại còn có công dụng làm săn chắc cơ thể nhờ các bước sóng từ 620 – 650 nm. Sau khi làm giảm độc tố, giải phóng lượng mỡ thừa, … cơ thể sẽ trở nên săn chắc, gọn gàng nhờ sự hấp thụ khoáng chất, vi lượng, vitamin, canxi qua đường thức ăn.

Đèn hồng ngoại trị liệu

Từ lâu, đèn hồng ngoại đã trở thành một phương pháp trị liệu được sử dụng rất nhiều trong y học. Khi sử dụng đèn hồng ngoại, các tia hồng ngoại sẽ xuyên qua da, làm tăng nhiệt độ trên phần da được chiếu ấm, các mạch máu được làm nóng dẫn đến nhiệt phát tán đi khắp cơ thể. Sức nóng của đèn hồng ngoại có công dụng giảm đau, chống căng cứng cơ, làm giãn mạch, tăng cường chuyển hóa chất và dinh dưỡng tại chỗ.

 

đèn hồng ngoại trị bệnh đau nhức cơ

 

Cụ thể, đèn hồng ngoại có tác dụng

Điều trị đau nhức xương khớp

Điều trị các bệnh mãn tính: xương khớp, viêm gân, thoái hóa khớp

Điều trị phù nề do viêm, chấn thương, bị chèn ép

Đau thần kinh ngoại vi

Co thắt cơ, căng cơ do vận động mạnh.

Vết thương khó liền

Giảm đau, mỏi vai lưng gối, thần kinh liên sườn, đau khớp, cơ

Tăng cường dinh dưỡng với các vết sẹo, loét, …

Hỗ trợ kỹ thuật trị liệu như xoa bóp, vận động dễ dàng hơn.

Chiếu đèn hồng ngoại có tác hại gì

Tuy ngày càng được sử dụng rộng rãi, tuy nhiên, không ít người vẫn cảm thấy lo ngại khi sử dụng đèn hồng ngoại. Vậy đèn hồng ngoại có tác hại gì?

Trên thực tế, đèn hồng ngoại chỉ sử dụng một lượng năng lượng thấp, có khả năng làm nóng nhanh. Ảnh hưởng của bức xạ hồng ngoại chỉ có tính chất nhiệt, nghĩa là làm ấm cơ thể nên thường có rất ít tác dụng phụ.

Tuy nhiên, đèn hồng ngoại có thể gây nguy hiểm nếu chiếu vào mắt và da nếu tiếp xúc lâu dài.

 

 

Do đó, khi sử dụng đèn hồng ngoại, chúng ta cần lưu ý:

– Chỉ sử dụng tối đa từ 20 – 30 phút.

– Ngồi cách đèn hồng ngoại ít nhất 45 cm.

– Không đặt trực tiếp bóng đèn trên người, trừ khi có màn chắn.

– Chống chỉ định cho trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh, người đang ngủ hoặc đã bất tỉnh. Không nên sử dụng ở những người có làn da nhạy cảm, máu lưu thông kém.

– Không để gần các vật liệu dễ cháy

Tóm lại, nếu sử dụng đúng số thời gian và đặt đèn ở khoảng cách thích hợp thì đèn hồng ngoại sẽ không gây tác hại tới sức khỏe con người.

Đèn hồng ngoại chữa bệnh

Nhờ bức xạ nhiệt chiếu ra từ đèn hồng ngoại, những vùng da chịu tác động của đèn sẽ được trị liệu tương tự như các phương pháp sử dụng nhiệt khác. Chính vì vậy, đèn hồng ngoại có tác dụng giảm đau, chống viêm, làm mềm cơ. Các bức xạ hồng ngoại nói chung rất kém, chỉ khoảng 1-3 mm.

Cụ thể, đèn hồng ngoại có tác dụng chữa bệnh.

Khi dùng đèn hồng ngoại chiếu vào các vết thương, đặc biệt là đau xương khớp, đèn sẽ có tác dụng chống co cứng cơ, làm giãn mạch, đánh tan máu bầm, chữa bệnh cơ, đau xương khớp.

Đèn sưởi nhà tắm hồng ngoại và đèn hồng ngoại nói chung khi tập trung những tia sáng hồng ngoại sẽ sinh ra phản ứng lý, hóa nhằm điều trị các bệnh như đau, sưng, phù nề, bầm tím, gout, căng thẳng, mệt mỏi, …

Đèn hồng ngoại giúp đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, kích thích sinh trưởng tế bào, làm tuần hoàn máu, giúp sức khỏe nhanh hồi phục.

Ngoài ra, đèn hồng ngoại còn có tác dụng tích cực trong việc làm đẹp da, tan mỡ, làm săn chắc cơ bắp, … Đèn hồng ngoại không những được dùng để trị liệu mà còn được sử dụng rộng rãi ở các thẩm mỹ viện và trung tâm làm đẹp khác.

 

tác dụng đèn hồng ngoại làm đẹp

 

Dùng đèn hồng ngoại sưởi ấm có hại không

Trong những ngày mùa đông giá rét, trang bị một chiếc đèn sưởi ấm là phương pháp được nhiều gia đình sử dụng, trong đó có cả đèn sưởi hồng ngoại.

Một trong những loại đèn sưởi ấm được sử dụng rộng rãi nhất đó chính là đèn sưởi ấm dây mayso. Tuy nhiên, đèn sưởi dây mayso có một số nhược điểm như: tốn điện, dễ bỏng, làm khô da, gây khó thở, thiếu oxy, …

Do đó, đèn hồng ngoại xuất hiện gần như khắc phục được các nhược điểm này và trở thành lựa chọn của rất nhiều gia đình.

Đèn hồng ngoại sử dụng bức xạ hồng ngoại để tạo ra nhiệt năng làm ấm xung quanh. Công suất đèn hồng ngoại cao hơn, tiết kiệm điện năng và hao phí nhiên liệu. Đèn hồng ngoại sử dụng rất ổn định, đảm bảo sưởi ấm trên diện rộng, không hề gây khô da hay chói mắt như các loại đèn sưởi ấm khác. Ngoài lắp ở phòng khách, đèn hồng ngoại còn có thể lắp trong phòng tắm vì có độ an toàn cao.

 

 

Cách sử dụng đèn hồng ngoại

Cách sử dụng đèn hồng ngoại khá đơn giản:

  • Đầu tiên, đặt đèn trên mặt phẳng chắc chắn, không gồ ghề, ít người qua lại.
  • Đặt đèn cách da vùng cần chiếu ít nhất 45cm, nên đặt 50cm – 1m.
  • Bật công tắc, điều chỉnh nhiệt theo ý muốn.

Khi chiếu đèn, nên chiếu thẳng góc với da mặt đến khi cảm thấy vùng da xung quanh ấm lên, không nên để quá nóng hoặc quá nguội.

Kho sử dụng tại nhà nên có người chỉnh đèn giúp, không nên tự làm một mình.

Theo khuyến cáo, thời gian sử dụng đèn trung bình là 20 phút, một số trường hợp có thể dùng dài hơn hoặc ngắn hơn tùy thuộc tình trạng cơ thể. Nếu đau nhức xương khớp do thoái hóa chỉ nên dùng 10=15 phút để tránh giòn xương. Mỗi ngày, có thể sử dụng từ 1 đến 3 lần.

Khi không muốn sử dụng, tắt đèn và để vào vị trí an toàn, nếu vùng da không đỏ ửng và nóng rát thì vẫn có thể an tâm sử dụng.



Chúc mọi người luôn có thật nhiều sức khỏe, trẻ đẹp và hạnh phúc tràn đầy. Hy vọng những bài viết của mình trên website Phụ Nữ Gia Đình sẽ là những thông tin hữu ích cho mọi người trong cuộc sống hàng ngày. Xin cảm ơn vì đã đọc đến đây nhé❣🌦


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *